Phân biệt các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Mục lục

    Như các bạn đã biết, gỗ công nghiệp hiện nay đang rất phổ biến trong sản xuất nội thất. Thành phần chính của nó là vụn gỗ kết hợp với chất kết dính. Với ưu điểm chi phí thấp, mẫu mã đa dạng và chất lượng tốt, gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy gỗ công nghiệp có những loại nào? Hãy để Skyhome giải đáp thắc mắc này cho bạn!

    Gỗ công nghiệp hiện nay có 6 loại, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt:

    1. Gỗ công nghiệp MFC: MFC được sản xuất bằng cách ép dăm gỗ trộn với keo dính, sau đó phủ lớp Melamine lên bề mặt. Trên thị trường có hai loại MFC: MFC thường và MFC chống ẩm. Điểm phân biệt là MFC chống ẩm có lõi màu xanh. MFC hiện nay chiếm hơn 80% thị trường đồ gỗ nội thất vì giá thành rẻ.
      Gỗ công nghiệp MFC 
    2. Gỗ công nghiệp MDF: MDF được sản xuất từ bột sợi gỗ trộn với keo, sau đó ép dưới áp suất cao, tạo ra sản phẩm có bề mặt phẳng mịn và khả năng bám vít tốt. MDF cũng có hai loại: loại thường và loại chống ẩm. Lõi gỗ của loại chống ẩm sẽ có màu xanh. Hơn 99% khách hàng sử dụng MDF vì giá thành hợp lý và độ bền tốt.
      Gỗ công nghiệp MDF
    3. Gỗ công nghiệp HDF: HDF tương tự như MDF nhưng được ép dưới áp suất cao hơn, giúp sản phẩm có độ cứng và khả năng chống ẩm tốt hơn. HDF thường được dùng làm ván lát nền nhờ khả năng chịu lực và chống ẩm cao. Lõi của HDF có màu nâu đậm hơn MDF không chống ẩm. Vì trọng lượng nặng, HDF ít được sử dụng trong nội thất mà chủ yếu là trong lát nền và ốp vách.
      Gỗ công nghiệp HDF
    4. Gỗ công nghiệp CDF: CDF là loại HDF với lõi gỗ màu đen, rất phù hợp để làm các chi tiết cắt cạnh, trang trí phức tạp. Sau khi cắt, không cần dán cạnh mà chỉ cần lau dầu là có thể sử dụng được. CDF có tính năng vượt trội như chịu ẩm, chịu nước và chống va đập tốt, nên thường được dùng trong các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh và nhà bếp. 
      Gỗ công nghiệp CDF
    5. Gỗ công nghiệp Plywood: Plywood là sản phẩm được cắt ghép từ các tấm gỗ mỏng thành nhiều lớp, giúp tăng khả năng chịu lực. Plywood có khả năng chịu nước cao và ít bị cong vênh, nên thường được dùng để ốp tường, trần, sàn gỗ và cửa gỗ. Tuy nhiên, Plywood có giá cao và bề mặt không phẳng mịn như MFC hay MDF, nên ít được ưa chuộng trong nội thất.
      Gỗ công nghiệp Plywood
    6. Gỗ công nghiệp WBP: WBP, hay ván gỗ nhựa, được làm từ nhựa PVC. Loại này có thể sử dụng trực tiếp hoặc phủ thêm lớp acrylic hoặc laminate. Ưu điểm của WBP là khả năng chịu nước tốt và độ bền cao, nên thường được dùng cho các công trình ở khu vực có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, tủ bếp, cửa chống nước.
      Gỗ công nghiệp WBP

    Đối với không gian nội thất nhà ở và văn phòng, MFC và MDF là hai loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất vì giá cả hợp lý và tính ứng dụng cao. Đặc biệt, nếu sử dụng trong môi trường ẩm ướt, bạn nên chọn MFC và MDF chống ẩm để đảm bảo độ bền.

    © Thiết kế bởi Vach-ngan.com- Vách ngăn- Bàn thờ